Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Cẩn thận, dè dặt, kỹ lưỡng, kín đáo

Phần thứ nhất là định lực, bảo tồn năng lượng, năng lực tự chủ. Phần thứ hai là hạnh lực, giữ gìn hành động thân, hành động lời nói và hành động suy nghĩ, làm cho oai nghi, tế hạnh nhẹ nhàng, êm dịu, ôn tồn, nhã nhặn, những hành động đó không thể vô tình, vô ý được.

Vì vậy không làm khổ mình, không làm khổ người khác nữa. Phần thứ ba là tĩnh giác. Khi có cẩn thận, kín đáo, dè dặt, kỹ lưỡng thì phải có sức tĩnh giác rất cao, nếu không tĩnh giác thì cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo chỉ là danh từ suông.

Vấn đề tu tập hàng đầu của đạo Phật là tu tập tĩnh giác, có tĩnh giác mới phát hiện được ác pháp và lòng tham đắm của mình. Phần thứ tư là chánh niệm, khi có cẩn thận, dè dặt, kỹ lưỡng, kín đáo thì tâm luôn luôn ở trong chánh niệm, không có tà niệm xen vào, tức là không có niệm ác.

Tuy những danh từ đơn giản nhưng hiểu ra để tu tập, trau dồi thân tâm là một công trình tu tập, mà còn phải biết các pháp hành đúng như pháp của Phật thì mới có kết quả tốt đẹp. Có cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo thì sự tu hành dễ tĩnh giác, các chướng ngại pháp ít xâm chiếm thân tâm.

Người cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo mỗi tâm niệm thiện hay ác khởi lên nhận thấy được một cách dễ dàng. Người tu tập tĩnh giác, tức là tu tập Thân Hành Niệm, tức là tập luyện tánh cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo, chứ không phải sự tập trung tâm vào bước đi hoặc mọi hành động của thân, để cho tâm không khởi niệm vọng tưởng.

Tu tập rèn luyện tánh cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo thì ngay trong sự kỹ lưỡng, dè dặt, cẩn thận, kín đáo đó trên mỗi hành động thiện hay ác của họ liền có sự giải thoát, khiến cho thân tâm được an lạc, thanh thản và vô sự.

Vì sự cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo (tĩnh giác) trong thiện pháp (chánh niệm) nên thường ngăn chặn và diệt trừ các ác pháp (tà niệm).

Gợi ý